THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH 2022

I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT

Tên chương trình tiếng Việt     : Thạc sĩ Khoa học máy tính

Tên chương trình tiếng Anh     : Master of Computer Science

Chuyên ngành đào tạo           : Khoa học máy tính

Mã ngành đào tạo                  : 8 408 101

Trình độ đào tạo                    : Thạc sĩ

Hình thức đào tạo                  : Chính quy

Thời gian đào tạo                   : 2 năm

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 60 tín chỉ

II. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính, được thực hiện tại khoa Công nghệ thông tin thuộc trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình học được xây dựng theo hai định hướng: nghiên cứu và ứng dụng. Mục tiêu của chương trình là đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao có trình độ thạc sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính, có khả năng đáp ứng thị trường lao động bậc cao trong và ngoài nước.

Tốt nghiệp chương trình thạc sĩ Khoa học máy tính, người học có phẩm chất chính trị, đạo đức;  có khả năng làm chủ khoa học và công nghệ liên quan thuộc chuyên ngành Khoa học máy tính nói riêng và ngành Công nghệ thông tin nói chung. Người học nắm vững các kiến thức chuyên môn, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt, có khả năng tư duy, làm việc độc lập và sáng tạo, có khả năng nghiên cứu khoa học, nâng cao tri thức và phục vụ cộng đồng. Ngoài ra, người học còn có năng lực giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, có khả năng hội nhập và khả năng tiếp tục học nâng cao ở bậc học tiến sĩ.

2. Mục tiêu cụ thể

Chương trình đào tạo thạc sĩ Khoa học máy tính của Trường Đại học Mở TP. HCM nhằm trang bị các kiến thức, kỹ năng sau cho học viên:

  • Kiến thức

PO1: Trang bị kiến thức chuyên sâu về khoa học máy tính để có thể thiết kế và triển khai các ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin đáp ứng với các yêu cầu thực tế.

PO2: Trang bị kiến thức nâng cao về cơ sở tri thức, cơ sở dữ liệu, an ninh dữ liệu, thị giác máy tính, khai phá dữ liệu, xử lý ngôn ngữ tự nhiên để có thể hình thành ‎ý tưởng và xây giải pháp cho các bài toán liên quan trong ngành KHMT.

PO3: Trang bị kiến thức về phân tích, tổng hợp, mô hình hóa các bài toán trong lĩnh vực KHMT một cách đầy đủ để có thể triển khai dự án nghiên cứu.

  • Kỹ năng

PO4: Giúp người học phát triển kỹ năng thực hành thuần thục, và chuyên sâu các vấn đề về khoa học máy tính nói riêng và lãnh vực công nghệ thông tin nói chung.

PO5: Giúp người học phát triển kỹ năng nghiên cứu, làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm và có kỹ năng phản biện, phân tích, tổng hợp dựa trên suy luận logic.

PO6: Giúp người học phát triển kỹ năng giao tiếp, trình bày tốt các vấn đề chuyên môn dùng tiếng Việt và tiếng Anh.

  • Mức tự chủ và trách nhiệm

PO7: Giúp người học xây dựng năng lực thích nghi, có đạo đức nghề nghiệp, trung thực, tôn trọng luật pháp

3. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính, học viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu các vấn đề trong lĩnh vực Khoa học máy tính, có thể tham gia vào những vị trí công tác đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu ngành Khoa học máy tính. Học viên tốt nghiệp có thể tham gia các công việc như:

  • Tham gia vào các dự án phát triển, khai thác, quản lý hệ thống tin học, đặc biệt là các hệ thống thông minh, giải quyết vấn đề có tính phức tạp một cách khoa học.
  • Đảm nhiệm các công việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở các cơ quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp công nghệ thông tin uy tín trong và ngoài nước với vị trí trưởng nhóm phát triển hoặc trưởng phòng công nghệ thông tin.
  • Trở thành các nghiên cứu viên về các lĩnh vực trong Khoa học máy tính tại các trường Đại học, trung tâm, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm,... của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các công ty và doanh nghiệp trong nước hoặc quốc tế.
  • Tham gia giảng dạy ngành Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp ở các Tỉnh, Thành phố trong cả nước.

Ngoài ra, Thạc sĩ ngành Khoa học máy tính có thể tiếp tục học chương trình Tiến sĩ (Ph.D) tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

III. CHUẨN ĐẦU RA

Cụ thể chuẩn đầu ra của chương trình này ở Bậc 7 theo Khung 8 bậc. Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính, học viên đạt được:

  • Kiến thức

PO1Trang bị kiến thức chuyên sâu về khoa học máy tính để có thể thiết kế và triển khai các ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

PO2Trang bị kiến thức nâng cao về các hướng chuyên ngành của KHMT để có thể hình thành ‎ý tưởng và xây giải pháp cho các bài toán liên quan trong ngành KHMT

PO3: Trang bị kiến thức về phân tích, tổng hợp, mô hình hóa các bài toán trong lĩnh vực KHMT một cách đầy đủ để có thể triển khai dự án nghiên cứu.

  • Kỹ năng

PO4: Giúp người học phát triển kỹ năng thực hành thuần thục, và chuyên sâu các vấn đề về khoa học máy tính nói riêng và lãnh vực công nghệ thông tin nói chung

PO5: Giúp người học phát triển kỹ năng nghiên cứu, làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm  và có tư duy phản biện dựa trên suy luận logic.

PO6: Giúp người học phát triển kỹ năng giao tiếp, trình bày tốt các vấn đề chuyên môn dùng tiếng Việt và tiếng Anh.

  • Mức tự chủ và trách nhiệm

PO7: Giúp người học xây dựng năng lực thích nghi, có đạo đức nghề nghiệp

IV.  ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH VÀ TỐT NGHIỆP

1. Điều kiện dự tuyển

Đối tượng tuyển sinh và công dân nước Việt Nam đáp ứng điều kiện sau:

  • Về văn bằng:

- Đã tốt nghiệp Đại học ngành đúng, ngành phù hợp với ngành hoặc ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi: 

TT

Ngành đúng, ngành phù hợp

Ghi chú

1

 Hệ thống thông tin

 

2

 Công nghệ thông tin

 

3

 Khoa học Máy tính

 

4

 Kỹ nghệ phần mềm

 

5

 Kỹ thuật máy tính

 

6

 Truyền thông và Mạng máy tính

 

7

 Tin học ứng dụng

 

8

 Sư phạm tin học

 

9

 Toán tin ứng dụng

 

10

 Tin học ứng dụng

 

11

 Hệ thống thông tin quản lý

 

 

 

TT

Ngành gần

Ghi chú

1

 Toán và Thống kê

 

2

 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử     và viễn thông

 

3

 Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông

 

4

 Sư phạm Toán học

 

5

 Tin học công nghiệp

 

6

 Điều khiển tự động

 

 

Riêng người có bằng tốt nghiệp Đại học ngành gần với ngành khoa học máy tính phải học 04 học phần bổ sung kiến thức trước khi dự thi.

TT

Học phần bổ sung

Số tín chỉ

1

 Cơ sở dữ liệu

3

2

 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

3

3

 Lập trình hướng đối tượng

3

4

 Phân tích và thiết kế hệ thống

3

  • Về kinh nghiệm công tác chuyên môn: Không yêu cầu đối với ứng viên tốt nghiệp Cử nhân từ loại Khá trở lên. Đối với ứng viên tốt nghiệp Cử nhân loại Trung bình thì cần có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc.
  • Về lý lịch bản thân: Có lý lịch rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận; Có đủ sức khỏe học tập; Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời gian theo quy định của Nhà trường.

2. Tuyển sinh

Tuyển sinh Cao học theo hình thức xét tuyển điểm trung bình tốt nghiệp đại học và năng lực ngoại ngữ.

3. Điều kiện miễn ngoại ngữ

3.1. Thí sinh là công dân Việt Nam có năng lực ngoại ngữ đúng với yêu cầu học phần thi ngoại ngữ của Nhà trường

  • Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài bằng tiếng Anh, được cơ quan có thầm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học trong nước ngành ngôn ngữ tiếng Anh;
  • Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ bậc 3/6 khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam còn trong thời hạn hai năm tính từ ngày cấp đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận, cụ thể:

         Tiếng Anh

Cấp độ

IELTS

TOEFL

TOEIC

Cambridge Exam

BEC

BULATS

Khung Châu Âu

3/6 (Khung VN)

4.5

450   PBT 133   CBT   45   iBT

450

Preliminary PET

Business Preliminary

40

B1

 

Ngoại ngữ khác

Cấp độ

Tiếng Nga

Tiếng Pháp

Tiếng Đức

Tiếng Trung

Tiếng Nhật

3/6

(Khung VN)

TRKI 1 

DELF B1

 TCF niveau 3

B1

ZD

HSK       

cấp độ 3      

JLPT N4

 

 

3.2. Thí sinh là công dân nước ngoài có chứng chỉ trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

V. ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

- Có đủ điều kiện bảo vệ luận văn/đồ án tốt nghiệp theo quy định.

- Điểm luận văn/đồ án tốt nghiệp đạt từ 5,5 trở lên;

- Đã nộp luận văn/đồ án tốt nghiệp hoàn chỉnh sau khi bảo vệ được hội đồng đánh giá đạt yêu cầu trở lên;

- Đáp ứng các yêu cầu khác của Trường.                                                                                                                              

VI. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Khái quát chương trình

Chương trình đào tạo có khối lượng đào tạo là 60 tín chỉ và theo định hướng nghiên cứu hoặc định hướng ứng dụng. Ứng viên dự tuyển Chương trình theo định hướng nghiên cứu phải có bằng Cử nhân từ loại Khá trở lên, hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin. Điều kiện về hạng tốt nghiệp cử nhân và kinh nghiệm nghiên cứu không áp dụng với các ứng viên dự tuyển vào Chương trình theo định hướng ứng dụng.

Nội dung chương trình bao gồm các học phần liên quan đến kiến thức chung, các học phần cơ sở, các học phần chuyên ngành và luận văn tốt nghiệp (theo hướng nghiên cứu) hoặc đồ án tốt nghiệp (theo hướng ứng dụng). Chương trình đào tạo có 3 học phần bổ trợ nghiên cứu cho việc thực hiện luận văn/đồ án tốt nghiệp.

2. Chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu

Thành phần kiến thức CTĐT (định hướng nghiên cứu)

Số tín chỉ

%

Kiến thức chung

Bắt buộc 

Kiến thức chung (Triết  học)

3

5.0

Kiến thức cơ sở ngành

Bắt buộc 

5 học phần

18

30.0

Kiến thức chuyên ngành 

Bắt buộc 

  2 học phần

6

10.0

Tự chọn 

6 học phần

18

30.0

Luận văn

Bắt buộc 

 Luận văn

15

25.0

Tổng số tín chỉ 

60

 

 

3. Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng

Thành phần kiến thức CTĐT (định hướng ứng dụng)

Số tín chỉ

%

Kiến thức chung

Bắt buộc  

Kiến thức chung (Triết  học)

3

 5.0

Kiến thức cơ sở ngành

Bắt buộc 

5 học phần

18

30.0

Kiến thức chuyên ngành 

Bắt buộc 

  2 học phần

6

10.0

Tự chọn 

6 học phần

18

30.0

Đồ án tốt nghiệp và thực tập

Bắt buộc 

 Thực tập

6

25.0

Bắt buộc 

 Đồ án tốt nghiệp

9

Tổng số tín chỉ 

60

 

 

Học viên sẽ tham gia quá trình đào tạo bằng cách lên lớp kết hợp với tự học, tự nghiên cứu; chương trình chú trọng kiến thức chuyên sâu và phát triển năng lực nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề chuyên môn. Thời gian đào tạo của chương trình Cao học Khoa học máy tính là 2 năm kể cả thời gian thực hiện luận văn, đồ án tốt nghiệp.

Ghi chú:

  • Luận văn thạc sĩ tuân theo quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường đại học Mở Tp. HCM và có độ dài ít nhất 50 trang hoặc 15.000 từ không kể mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, kèm theo báo cáo từ phần mềm chống trùng lắp với tỷ lệ trùng lắp cho phép thấp hơn hoặc bằng 27%.
  • Nếu kết quả của luận văn thạc sĩ có công bố bài báo thỏa một trong các điều kiện bên dưới sẽ được Hội đồng cộng điểm khuyến khích từ 0-1.5 điểm, tùy thuộc vào chất lượng công bố theo Quy định về tiêu chuẩn công bố quốc tế của Trường ĐH Mở TP. HCM.

 STT

MÃ HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN

SỐ TÍN  

CHỈ 

LÝ  THUYẾT  

THỰC HÀNH/BÀI TẬP

A

 

 Kiến thức chung

3

 

 

1

 CON501

 Triết học

Philosophy 

3

3

 

B

 

 Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành

42

 

 

I

 

 Các học phần bắt buộc

24

 

 

3

 21COM601

 Phương pháp nghiên cứu khoa học

 

Scientific Research Methodology 

4

 

 

4

 COM602

 Phương pháp toán cho công nghệ thông tin

Mathematical Methods for Computer    Science   

3

2

1

5

 COM603

 Cơ sở dữ liệu nâng cao

Advanced Database Systems 

3

2

1

6

 COM604

 Phân tích và thiết kế thuật toán nâng cao

Advanced Design and Analysis of  Algorithms 

3

2

1

7

 COM605

 Mạng và truyền dữ liệu nâng cao

Advanced Communication and Networks 

3

2

1

8

 22COM606

 Cơ sở tri thức

Knowledge-based Systems 

4

3

1

9

 COM624

 Dự án lập trình trí tuệ nhân tạo

Artificial Intelligence Programming 

Project 

4

3

1

II

 

 Các học phần tự chọn

18

 

 

9

 COM609

 Xử lý ảnh

Image Processing 

3

2

1

10

 COM610

 Thị giác máy tính

Computer Vision 

3

2

1

11

 COM611

 Nhận dạng sinh trắc học

Biometric Recognition 

3

2

1

12

 COM612

 Khai phá dữ liệu

Data Mining 

3

2

1

13

 COM613

 Web ngữ nghĩa

Semantic Web 

3

2

1

14

 COM614

 Xử lý dữ liệu lớn

Big Data 

3

2

1

15

 COM615

 Các hệ thống phân tán

Distributed Systems 

3

2

1

16

 COM616

 Phân tích và quản lý rủi ro trong hệ thống   thông tin

Information System Risk Management and  Anslysis 

3

2

1

17

 COM617

 Hệ hỗ trợ ra quyết định

Decision Support Systems 

3

2

1

18

 COM608

 Mã hóa thông tin nâng cao

Advanced Cryptography 

3

2

1

19

 COM607

 Điện toán đám mây

Cloud Computing 

3

2

1

20

 COM618

 Xử lý ngôn ngữ tự nhiên

Natural Language Processing 

3

2

1

21

 COM619

 Xử lý tiếng nói

Speech Processing 

3

2

1

22

 COM620

 Máy học nâng cao

Advanced Machine Learning 

3

2

1

23

 COM621

 Học sâu và ứng dụng

Deep Learning and Applications 

3

2

1

24

 COM622

 Quản trị và xử l‎ý dữ liệu văn bản

Text Data Management and Processing 

3

2

1

25

 COM623

 Lập trình Robot công nghiệp

Industrial Robots Programming 

3

2

1

C1

 

 Luận văn (định hướng nghiên cứu)

15

 

 

26

 COM703

 Luận văn tốt nghiệp

Thesis 

15

 

 

C2

 

 Thực tập và Đồ án tốt nghiệp (định   hướng ứng dụng)

15

 

 

27

 COM704

 Thực tập

Internship 

6

 

 

28

 COM705

  Đồ án tốt nghiệp

Project 

9

 

 

 

 

 TỔNG CỘNG

60

 

 

 

 

VI. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Việc tổ chức học tập và giảng dạy trong 3 học kỳ đầu, ở học kỳ cuối học viên tập trung làm luận văn và bảo vệ luận văn nếu theo định hướng nghiên cứu, học viên theo định hướng ứng dụng cần tham gia thực tập tại doanh nghiệp và thực hiện đồ án tốt nghiệp. Trong quá trình học tập, vào đầu học kỳ 3, học viên sẽ được định hướng chuẩn bị chọn đề tài cho luận văn hoặc đồ án tốt nghiệp của mình nhằm đảm bảo tiến độ học tập của khóa học.

STT

TÊN HỌC PHẦN

SỐ TÍN CHỈ

GHI CHÚ

 HỌC KỲ I

1

 Triết học

3

 

2

 Phương pháp nghiên cứu khoa học

4

Bổ trợ nghiên cứu

3

 Phương pháp toán cho công nghệ thông tin

3

Bổ trợ nghiên cứu

4

 Cơ sở dữ liệu nâng cao

3

 

5

 Phân tích và thiết kế thuật toán nâng cao

3

 

 HỌC KỲ II

6

 Mạng và truyền dữ liệu nâng cao

3

 

7

 Cơ sở tri thức

4

Bổ trợ nghiên cứu

8

 Mã hóa thông tin nâng cao

3

 

9

 Điện toán đám mây

3

 

10

 Học phần chuyên ngành tự chọn 1

3

 

 HỌC KỲ III

11

 Dự án lập trình Trí tuệ nhân tạo

4

 

12

 Học phần chuyên ngành tự chọn 2

3

 

13

 Học phần chuyên ngành tự chọn 3

3

 

14

 Học phần chuyên ngành tự chọn 4

3

 

15

 Thực tập

6

 

 HỌC KỲ IV

 

 

16

 Luận văn tốt nghiệp

15

 

17

 Đồ án tốt nghiệp

9

 

 

 

Top