BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 

CHUẨN ĐẦU RA
Chương trình đào tạo Cử nhân đại học
NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH

 

1.  Kiến thức

     1.1. Tri thức chuyên môn

           - Kiến thức chung: có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Khoa học Tự nhiên để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;

             - Kiến thức chuyên ngành: có hiểu biết về các kiến thức ngành công nghệ thông tin như kiến trúc máy tính, cấu trúc dữ liệu và thuật giải, hệ điều hành, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu, lập trình cấu trúc và hướng đối tượng, ...; có khả năng vận dụng kiến thức cơ sở ngành vào các chuyên ngành hẹp như cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, đồ họa máy tính…

     1.2. Năng lực nghề nghiệp

            - Có khả năng lập trình thành thạo;

            - Có khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng các chương trình theo hướng chuyên ngành đào tạo;

            - Có khả năng quản trị, bảo trì, và phát triển hệ thống thông tin cho các cơ quan, doanh nghiệp;

            - Có khả năng quản trị mạng, thiết kế mạng.

2.  Kỹ năng

     2.1. Kỹ năng cứng

            - Sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình và công cụ hỗ trợ được học;

            - Có thể tự tiếp cận các ngôn ngữ lập trình, các nền tảng lập trình mới;

            - Có khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng chương trình ứng dụng theo hướng chuyên ngành được đào tạo;

            - Có khả năng tham gia xây dựng, vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp;

            - Tham gia nghiên cứu và giảng dạy công nghệ thông tin ở các bậc học phù hợp.

     2.2. Kỹ năng mềm

            - Có kỹ năng giao tiếp;

            - Có khả năng thuyết trình;

            - Có kỹ năng làm việc theo nhóm;

            - Kỹ năng ngoại ngữ: Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ đạt năng lực Tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

3.  Thái độ

      - Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân;

      - Có phẩm chất chính trị tốt, trung thực có ý thức tổ chức kỷ luật; 

      - Trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ;

      - Khả năng cập nhật kiến thức, thái độ trong công việc.

4.  Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

     Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có thể làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin với một số vị trí tiêu biểu như sau:

     - Lập trình viên / Chuyên viên phát triển phần mềm (Programmer/Software Developer);

     - Chuyên viên quản trị, vận hành hệ thống (System Administrator);

     - Chuyên viên quản trị mạng, thiết kế mạng (Network Administrator, Network Designer);

     - Chuyên viên quản trị CSDL (DB Administrator);

     - Chuyên viên quản trị hệ thống Web, Thương mại điện tử (Web Administrator);

     - Chuyên viên phân tích hệ thống (System Analyst);

     - Chuyên viên thiết kế và lập trình ứng dụng đồ họa và Game, nhân viên công nghệ thông tin trong lãnh vực quảng cáo/phim …;

     - Chuyên gia huấn luyện CNTT trong doanh nghiệp/giảng viên (IT Trainer);

     - Chuyên gia tư vấn, cố vấn CNTT (IT Consultant).

     - Nhân viên IT của phòng hành chánh, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, sản xuất, …

5.  Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

     - Có khả năng tham gia nghiên cứu;

     - Có khả năng học tập lên Thạc sĩ và Tiến sĩ sau khi tốt nghiệp.

6.  Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Khoa tham khảo

     - ACM/IEEE-CS Computer Science Curriculum 2013;

     - Association for Computing Machinery IEEE-Computer Society;

     - Chuẩn CDIO (Conceiving — Designing — Implementing — Operating);

     - Chuẩn Abet;

     - Bloom.

​Link down load 

 

Top